Kinh tế

CPTTP: Thách thức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp Việt

CPTPP được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2019, việc tham gia CPTPP là khẳng định chủ trương của Việt Nam về cải cách để hội nhập. Ngoài lợi ích trực tiếp về xuất khẩu hàng hóa, CPTPP còn mang lại lợi ích gián tiếp là cải cách thể chế.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), lợi ích trực tiếp tăng trưởng có thể giúp tăng 1% GDP nhưng gián tiếp có thể giúp tăng 3,6 điểm phần trăm trong GDP. Theo đó, CPTPP giúp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện năng suất lao động. Với CPTPP, sẽ hình thành chuỗi cung ứng mới của khu vực mà Việt Nam là một mắt xích. Qua đó kinh tế Việt Nam càng mở cửa ra thị trường.

Mở ra nhiều cơ hội mới
Với các quốc gia thành viên tham gia CPTPP, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nền kinh tế có tốc độ kém hơn cả. Đây vừa là cơ hội, song cũng vừa là áp lực, thách thức đối với Việt Nam.

Theo đó, CPTPP sẽ tác động lớn đến khu vực doanh nghiệp (DN), bản thân các DN của Việt Nam, nếu muốn tận dụng được cơ hội từ CPTPP, cũng cần có những nghiên cứu, tìm hiểu nghiêm túc, bài bản,… Ông Osamu Sudo, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Kinh doanh Công ty cổ phần Đô thị AMATA Biên Hòa cho rằng, Việt Nam lại là nước đang phát triển, khi tham gia CPTPP, Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất. Tuy nhiên, sự hưởng lợi này phải đặt trong tầm nhìn dài hạn chứ không phải trong thời gian ngắn.

Để hưởng lợi được từ CPTPP, Việt Nam cần có những giải pháp, chính sách cụ thể liên quan đến thương mại, đầu tư, cải cách thể chế, nhằm thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và tạo thuận lợi cho khu vực DN trong và ngoài nước tham gia thị trường…

Chia sẻ:

Tin tức liên quan